Bão mặt trời và sự ảnh hưởng của bão mặt trời lên Trái Đất

Những hiện tượng xảy ra trong vũ trụ luôn là những điều khiến chúng ta cảm thấy tò mò và thích thú. Chúng ta luôn có những câu hỏi, những thắc mắc cho các hiện tượng ngoài kia và hôm nay Dự báo thời tiết sẽ mang đến cho các bạn một chút kiến thức về bão mặt trời. 

Bão mặt trời là gì?

Bão mặt trời hay gió mặt trời là một vụ nổ năng lượng từ tính trong bầu khí quyển, hiện tượng này gây ra những sự bùng nổ dữ dội của ánh sáng. Chúng ta không thể nào phát hiện và quan sát được sự diễn ra của hiện tượng này bằng mắt thường. Nhưng thông qua kính viễn vọng, tia X không gian và các thiết bị chụp ảnh nhiệt chúng ta có thể làm được điều đấy. 

Một cơn bão mặt trời thường chỉ kéo dài trong vài phút, có đôi khi là vài giờ thế nhưng lượng năng lượng mà nó giải phóng ra có thể tương đương với hàng triệu quả bom hydrogen 100-metagon (100 triệu tấn) phát nổ cùng một lúc, sức giải phóng này gấp 10 triệu lần so với năng lượng được phun ra từ một ngọn núi lửa. Bên cạnh đó, sức nóng phát ra từ cơn bão tác động lên vật liệu có thể lên đến hàng triệu độ và có thể gây ra một vụ nổ bức xạ trong phổ điện từ. Hiện nay cấp độ của các cơn bão bao gồm: A, B, C, M, X cấp sau mạnh hơn cấp trước 10 lần. 

Bão mặt trời

Bão mặt trời

Bão mặt trời xảy ra khi nào?

Hiện tượng này xảy ra khi từ trường Mặt trời bị xoắn lại đến một lúc nào đó khi các năng lượng bị dồn nén sẽ được giải phóng, khi cơn bão diễn ra sẽ khiến bề mặt Mặt trời lóe sáng trong một khoảng thời gian. Hiện tượng này thường diễn ra tại các khu vực xung quanh các vết đen mặt trời. Thông thường những cơn bão quy mô lớn sẽ thường ít gặp hơn những cơn bão có quy mô nhỏ. 

Bão mặt trời ảnh hưởng như thế nào lên Trái Đất

Theo những nghiên cứu, một cơn bão mặt trời có thể gây ra hiện tượng mất điện hàng loạt trong khoảng vài tuần có khi là vài tháng phụ thuộc vào sức công phá trong quá trình giải phóng năng lượng của cơn bão.

Bão mặt trời sẽ không đổ bộ trực tiếp lên Trái Đất, ban đầu Trái Đất chỉ tiếp nhận những đợt nắng gắt với cường độ cao mà trong đó các tia chủ yếu là tia cực tím và tia X. Khi cơn bão xảy ra với cường độ mạnh, Mặt trời tạo ra một lượng hạt bức xạ lớn đủ để che phủ Trái Đất, làm áp đảo hệ thống phòng thủ trong khí quyền, nó khiến các sợi cáp được đặt dưới đáy biển phục vụ cho việc kết nối giữa các lục địa với nhau bị ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến tình trạng mất internet, cần phải mất tới vài tháng mới có thể khôi phục lại hệ thống này. Theo các nhà khoa học cho biết, từ khi Internet phát triển thì những thiệt hại tiềm tàng do gió mặt trời gây ra vẫn còn là một bí ẩn đối với thế giới loài người. Và ngay cả Internet cục bộ cũng sẽ phải chịu một số thiệt hại. Khi Internet bị vô hiệu hoá thì nhân loại sẽ dễ dàng rơi vào các tình trạng mất kiểm soát, điều này vô cùng đáng lo ngại. 

Ngoài những thiệt hại đã nêu trên, sự xuất hiện của cơn bão cũng mang lại những sự thay đổi trong các hiện tượng thiên văn học như:

  • Sự xuất hiện của hiệu ứng cực quang tại Bắc Cực và Nam Cực
  • Bầu khí quyền dần nóng lên và nhiệt độ trung bình trong ngày cũng tăng lên
  • Các hệ thống định vị, la bàn, mạng lưới điện có nguy cơ bị phá vỡ
  • Các bức xạ do tia X và tia cực tím hình thành ở tầng cao nhất của khí quyển sẽ làm nhiễu sóng tín hiệu truyền hình mặt đất

Xem thêm thông tin: 6 tác hại của lỗ thủng tầng ozon gây ra

Tác động của bão mặt trời lên Trái Đất

Tác động của bão mặt trời lên Trái Đất 

Những cơn bão mặt trời đã từng xuất hiện 

Trải qua hàng trăm triệu năm hình thành và phát triển Trái Đất cũng đã chứng kiến qua những cơn bão mặt trời đi vào lịch sử. Cơn bão Carrington xảy ra vào năm 1859 được xem là một trong những cơn bão đã gây ra những tổn thất nặng nề cho nhân loại. Cơn bão mang sức công phá vô cùng lớn đã khiến cho hàng loạt các quốc gia rơi vào tình thế mất điện, thậm chí nó còn đốt cháy các hệ thống điện ở các nước châu Mỹ và châu Âu, gây ra hoả hoạn ở các toà nhà, tạo ra hiện tượng cực quang từ đường xích đạo gần Colombia. 

Năm 2012, Trái Đất cũng đã một lần nữa thót tim bởi có một cơn gió mặt trời suýt đi qua và phá vỡ từ trường của Trái Đất. Nhiều nhà vật lý học cho rằng nếu cơn bão năm 2012 thật sự đổ bộ vào Trái Đất thì sức công phá của nó cũng không thua kém gì cơn bão Carrington năm ấy. Sự xuất hiện của cơn bão năm 2012 này cũng đã trở thành một trong những đề tài nghiên cứu tại NASA. 

Vào năm 2014, một cơn gió mặt trời cũng đã xuất hiện ngoài vũ trụ, tuy nhiên cơn bão này lại không tác động trực tiếp lên Trái Đất. Các nhà khoa học cho biết, sức công phá của cơn bão này chỉ ở mức G1 là cấp độ nhẹ nhất và không phải là mối đe dọa quá lớn. 

Gần đây vào tháng 7/2021, các chuyên gia cũng đã có những dự đoán về sự xuất hiện của bão mặt trời. Theo dự đoán rằng từ hiện tượng phun vành nhật quang quanh xích đạo Mặt trời, chúng sẽ phóng xuống Trái Đất với tốc độ là 1,6 triệu km/h gây ra sự ảnh hưởng nghiêm trọng lên bầu khí quyển, cáp mạng,...

Dự đoán về sự xuất hiện của những cơn bão mặt trời tiếp theo

Vậy bao giờ thì bão mặt trời lại xuất hiện? 

Theo sự quan sát và nghiên cứu của các chuyên gia tại NASA và Cơ quan khí tượng Mỹ (NOAA) từ thời điểm tháng 12/2019 là thời gian bắt đầu chu kì hoạt động mới của mặt trời và dự đoán thời điểm cực đại của chu kỳ này là vào tháng 7/2025. Cơn bão sắp xuất hiện trong năm 2025 được dự đoán là một cơn bão mạnh có thể đánh sập các hệ thống vệ tinh. Khi cơn bão tấn công vào Trái Đất, có nguy cơ rằng bầu khí quyển của Trái Đất sẽ mở rộng làm cho tín hiệu từ vệ tinh khó đến được mặt đất. Dự đoán này cũng khiến dư luận hoang mang bởi họ e ngại rằng sự ảnh hưởng của bão mặt trời có thể khiến thế giới rơi vào tình trạng mất điện, mất Internet và mất kiểm soát trong một quãng thời gian. 

Sự xuất hiện của bão mặt trời

Sự xuất hiện của bão mặt trời

Bầu trời quang đãng 23°

Bầu trời quang đãng

Cảm giác như 23°.

Mặt trời mọc/lặn

06:11 17:14

Thấp/Cao

20°/28°

Độ ẩm

68%

Áp suất

764.31 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

3.71 km/h

Điểm ngưng

17 °

UV

0