Bầu khí quyển - "Hệ miễn dịch" của Trái Đất

Trong những lớp vật chất tồn tại xung quanh Trái Đất, Bầu khí quyển chính là nơi mà các loài sinh vật được bảo vệ trước những nhân tố bên ngoài Trái Đất. Khi chúng ta đang đọc bài viết này, chính chúng ta cũng đang ở dưới đáy của bầu khí quyển. Vậy thì bầu khí quyển là gì, bầu khí quyển của chúng ta được tạo thành từ cái gì và rất nhiều câu hỏi khác. Hãy cùng trang Dự báo thời tiết đi giải đáp những thắc mắc này nhé.

Bầu khí quyển

Bầu khí quyển của Trái Đất

Bầu khí quyển là gì?

Bầu khí quyển của Trái Đất là hỗn hợp các lớp chất khí bao quanh Trái Đất và nó được giữ lại nhờ lực hấp dẫn của Trái Đất.

Bầu khí quyển của chúng ta được tạo thành từ những gì?

Bầu khí quyển của chúng ta được tạo thành từ các chất khí bao gồm Nitơ (78,1%), Oxy (20,9%), một ít Agon (0,9%), Carbon dioxide (0,035%) cùng với hơi nước và một số chất khí khác.

Bầu khí quyển

Biểu đồ các thành phần của bầu khí quyển

Bầu khí quyển có mấy tầng? Bầu khí quyển dày bao nhiêu?

Về cơ bản, bầu khí quyển có 5 tầng bao gồm:

  • Tầng đối lưu: Có độ cao 16 km, phụ thuộc vào vĩ độ và điều kiện thời tiết, nhiệt độ giảm theo độ cao: giảm 0,6°C khi giảm 100m. Trong tầng đối lưu, không khí chuyển động rất mạnh theo chiều thẳng đứng và nằm ngang gây ra nhiều hiện tượng thời tiết như mưa, gió, tuyết, mưa đá, sương mù, sương giá…
  • Tầng bình lưu: Khoàng cách 50 km tính từ bề mặt Trái Đất. Không khí ở đây chuyển động theo chiều ngang và ổn định. Bên cạnh đó, không khí ở đây loãng nên rất ít nước và bụi.
  • Tầng trung lưu: Cách bề mặt Trái Đất khoảng 50 đến 80 km, nhiệt độ đạt đến -75°C theo độ cao.
  • Tầng điện li: Khoảng cách với bề mặt Trái Đất từ 80 km đến khoảng 1.000 km với Oxi và Nitơ ở trạng thái ion.
  • Tầng ngoài: Hơn 1.000 km đến 10.000 km, nhiệt độ có thể lên đến 2.500°C khi tăng độ cao. Không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ rất cao, chuyển động của các phân tử ở đây rất mạnh nhằm thoát ra khỏi lực hút Trái Đất, có thể gọi đây là vùng liên kết giữa khí quyển và vũ trụ hay còn gọi là tầng thoát ly.

Bầu khí quyển được ước tính dày khoảng 10.000 km bao bọc xung quanh Trái Đất.

Bầu khí quyển

Các tầng của bầu khí quyển

👉 Có thể bạn quan tâm: Những hình ảnh cực quang trên thế giới và Việt Nam

Bầu khí quyển qua các giai đoạn

Trong hàng tỉ năm, bầu khí quyển của Trái Đất có thể chia ra làm 3 giai đoạn tiến hóa:

  • Khi Trái Đất vừa hình thành: Bầu khí quyển lúc này chỉ có 2 loại khí heli và hydro, chúng nằm trong đĩa khí và bụi cùng quay quanh mặt trời, là cơ sở tạo nên các hành tinh. Lúc này, Trái Đất và bầu khí quyển đang rất nóng, khí hydro và heli di chuyển với vận tốc cực kỳ lớn đến mức tất cả đều thoát ra khỏi lực hút của Trái Đất và đi vào không gian.
  • Khi Trái Đất đang còn “trẻ”: Lúc này bầu khí quyển thuộc về Trái Đất, nó có rất nhiều núi lửa vì sự tạo thành của lớp vỏ Trái Đất. Khi những núi lửa này hoạt động, chúng sẽ giải phóng các khí như: hơi nước (H2O), Carbon dioxide (CO2), Ammoniac (NH3). Trong đó, CO2 sau khi hòa tan vào đại dương sẽ tạo ra khí Oxy (O2).
  • Trái Đất của hôm nay: Các loài vi khuẩn có thể tồn tại nhờ năng lượng mặt trời và CO2 được hòa tan vào các đại dương, sau đó là khí Oxy, nhờ vậy mà các loài sinh vật có thể sinh sống trên Trái Đất. Nhờ sự phát triển như vậy mà Oxy ngày càng tăng trong không khí và CO2 thì giảm. Ngoài ra, NH3 khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bị tách ra thành khí Hydro và Nitơ. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất nên có thể di chuyển lên trên bầu khi quyển và thoát ra ngoài vũ trụ.

Bầu khí quyển

Bầu khí quyển khi vừa hình thành và bầu khí quyển của hiện tại

Những điều thú vị về bầu khí quyển

Trái đất có thể được gọi là một “blue planet” vì nó có một nguồn cung cấp nước dồi dào. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được nước bao phủ và khoảng 96,5% nước của Trái Đất là từ các đại dương. Chúng không chỉ nằm ở dưới đại dương mà còn di chuyển đến bầu khí quyển, nó được gọi là chu trình thủy văn hay chu trình nước.

Trên bầu khí quyển, có hàng tỉ gallon nước di chuyển. Nếu chúng rơi xuống cùng lúc thì sẽ là thảm họa cho con người khi mà mực nước ở đại dương toàn cầu sẽ tăng lên một cách đột biến. Giả thuyết này thực tế rất khó xảy ra, vì khi nước rơi xuống, nó sẽ không rơi đều khắp Trái Đất. Chúng có thể tồn tại khi bốc hơi trong bầu khí quyển được 10 ngày.

Ngoài ra, lượng hơi nước trên bầu khí quyển trong vài thập kỷ tới có thể bị tăng lên do biến đổi khí hậu. Khi nhiệt độ tăng lên, sự bốc hơi nước từ bề mặt Trái Đất cũng sẽ tăng lên một cách nhanh chóng, hiệu ứng nhà kính sẽ xảy ra ngày càng nặng nề.

Bầu khí quyển tiếng Anh là gì?

Bầu khí quyển trong tiếng Anh được gọi là “atmosphere”.

👉 Có thể bạn quan tâm: Tại sao bầu trời có màu xanh - Dự báo thời tiết

Hy vọng qua bài viết này của trang Dự báo thời tiết chúng ta đã có nhiều thông tin bổ ích về cuộc sống xung quanh chúng ta cũng như để làm giàu thêm cho vốn kiến thức cho bản thân mình.

Mây đen u ám 23°

Mây đen u ám

Cảm giác như 23°.

Mặt trời mọc/lặn

06:11 17:14

Thấp/Cao

20°/28°

Độ ẩm

68%

Áp suất

764.31 mmhg

Tầm nhìn

9 km

Gió

3.71 km/h

Điểm ngưng

17 °

UV

0