Con nghêu biển - Viên ngọc "thô" của biển Đông

Đất nước chúng ta vốn dĩ là một đất nước có tài nguyên biển dồi dào cùng nguồn hải sản vô cùng phong phú, đem lại cho chúng ta hiệu quả kinh tế cao. Trong những nguồn hải sản phong phú ấy, con nghêu biển chính là một trong những loài hải sản cho nguồn lợi kinh tế cao nhất. Vậy con nghêu là con gì, con nghêu sống ở đâu. Hãy cùng trang dự báo thời tiết khám phá nhé.

Con nghêu biển

Con nghêu biển

Con nghêu là con gì?

Con nghêu biển là loài động vật sống dưới biển có nhiều đất cát, có thân mềm, nhuyễn thể và có 2 mảnh vỏ. Chúng khá phổ biến ở các vùng biển cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Con nghêu khác con ngao chỉ ở tên gọi.

Con nghêu biển có nhiều giá trị cao về mặt kinh tế lẫn dinh dưỡng, đây là loại hải sản dễ nuôi, cho số lượng lớn mà ít tốn công chăm sóc.

Con nghêu tiếng Anh được gọi là Clam.

Đặc điểm

Con nghêu sống ở đâu?

Các bãi triều trên các vùng biển cạn thường là những nơi ưa thích của con nghêu biển. Tỷ lệ bùn pha với cát ở những chất đáy là 60 – 70%, con nghêu biển thường nằm ở độ sâu 4m dưới triều hoặc giải triều giữa.

Con nghêu biển

Khu vực sinh sống của con nghêu biển

Thức ăn

Con nghêu biển là một loài động vật không có khả năng chủ động tìm kiếm và chọn lọc thức ăn, chúng chủ yếu chỉ ăn mùn bã hữu cơ và các sinh vật phù du như tảo giáp, tảo silic, tảo kim, tảo lục.

Sự sinh trưởng của nghêu sẽ diễn ra mạnh mẽ trong khoảng từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 5. Các tháng sau trở đi mưa lũ càng nhiều sẽ làm giảm độ mặn của biển, khiến nghêu sinh trưởng và phát triển chậm. Sau lũ, con nghêu biển thường ngậm vỏ vì không thể ăn trong một khoảng thời gian dài.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng, trong ống tiêu hóa của nghêu có đến 70 – 90% là mùn bã hữu cơ, tiếp theo là silic phù du như tảo giáp Dinophyceae, Bacillariopyceae chiếm đến 90%, tảo kim, tảo lam, tảo lục chiếm từ 0,8 – 1%.

Sinh trưởng và phát triển

Vào mùa mưa, khi các chất hữu cơ đổ ra nhiều từ các cửa sông sẽ cung cấp nhiều thức ăn giúp con nghêu biển sinh trưởng và phát triển nhanh.

Con nghêu biển được phân ra thành giống đực và cái. Khi tuyến sinh dục phát triển, con nghêu biển sẽ căng lên và có màu nâu. Trong noãn của mỗi con nghêu biển cái thì có khoảng 3.168.000 đến khoảng 8.650.000 trứng, trung bình khoảng 5.362.000 trứng trong một con nghêu biển. Thời điểm con nghêu biển sinh sản nhiều nhất là vào tháng 1 đến tháng 2 và tháng 7 đến tháng 8. Tỷ lệ sinh sản cho ra đực và cái là 1:1, 5. Sau khi sinh ra, ấu trùng của con nghêu biển sống sẽ bắt đầu quá trình hình thành vỏ và sẽ chìm xuống đáy sau đó, những con nghêu biển non sẽ chôn xuống sâu hơn khoảng 1 cm.

Tuổi thọ cao

Con nghêu biển có tuổi thọ gấp khoảng 6 lần tuổi thọ của con người khi mà loài nghêu này có thể sống đến 450 năm nhờ căn cứ vào số vòng trên vỏ của con nghêu biển.

Đã có những kỷ lục được ghi nhận về tuổi thọ của con nghêu biển, như ở ngoài khơi Iceland có một con nghêu biển có tuổi thọ từ 405 – 410 tuổi nhưng các tế báo của nó chưa bị lão hóa. Ngoài ra trước đây kỷ lục từng thuộc về một con nghêu biển ở Bắc Băng Dương khi nó có tuổi thọ 220 năm.

Giá trị dinh dưỡng

Cứ trong 100 g thịt nghêu thì chất đạm có 10,8 g, chất béo có 1,6 g và các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, đồng, mangan, calcium, selen, iod… cùng với các vitamin nhóm B và C.

Không chỉ giàu về mặt dinh dưỡng mà con nghêu biển giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống các loại bệnh tật như Alzheimer, viêm khớp hay bệnh thiếu máu. Ngoài ra, con nghêu biển còn tốt cho răng lợi, tuyến giáp, những người ăn kiêng và những người bị bệnh tim. Tuy nhiên, những người có các vấn đề tiêu hóa như bụng đầy hơi hay chậm tiêu,… thì nên hạn chế ăn nghêu.

Nguồn lợi kinh tế

Nhờ việc con nghêu biển sinh trưởng nhanh với số lượng lớn mà sản lượng khai thác nghêu của nước ta hàng ngăm luôn đạt ở mức cao, không chỉ xuất khẩu trong nước mà cả ở nước ngoài. Một trong những ngư trường lớn khai thác nghêu lớn nhất ở nước ta đó chính là vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.

👉 Có thể bạn muốn xem: Nhện đỏ - "Tử thần" của các loại cây trồng

Quá trình nuôi nghêu

Khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 là thời điểm thích hợp để tập trung nuôi nghêu số lượng lớn. Sự ảnh hưởng kích cỡ, điều kiện và mật độ thả nghêu cũng làm thay đổi thời gian nuôi nghêu. Thông thường, vào mùa mưa người ta sẽ di chuyển bãi nuôi nghêu ra xa những vùng nhiều lũ, còn vào mùa nắng thì người ta sẽ di chuyển bãi nuôi nghêu đến gần bờ hơn.

Vào những đợt triều cạn, người ta thường sẽ đi bắt những con ốc mỡ trơn và những con ốc mỡ hoa nhằm tránh cho những con nghêu nhỏ bị ăn thịt. Sau 8 đến 10 tháng nuôi thì nên thu hoạch nghêu lúc chúng đã đạt kích cỡ vừa, nên là mùa mưa để chọn được những con nghêu biển nặng ký và ngon. Nên thu hoạch vào những lúc triều cạn khi mà nghêu đã nhả hết các chất thải.

Con nghêu biển

Thu hoạch con nghêu biển

Các loại nghêu

Loại ăn được

  • Mercenaria mercenaria
  • Mya arenaria
  • Arctica islandica
  • Tivela stultorum
  • Ensis directus
  • Họ Sò
  • Ruditapes decussatus
  • Venerupis philippinarum
  • Spisula solidissima
  • Siliqua patula
  • Panopea abrupta hoặc Panope generosa
  • Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata)

Loại không ăn được

  • Họ Mactridae
  • Họ Limidae
  • Chi Corbicula
  • Họ Nuculidae
  • Họ Hến
  • Sò tai tượng (Tridacna gigas)
  • Scrobicularia plana

👉 Có thể bạn muốn xem: Tuyết là gì? Những ẩn số thú vị về hoa băng tuyết

Qua bài viết này của trang dự báo thời tiết, hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức về nghêu nói chung cũng như con nghêu biển nói riêng. Chúng ta sẽ thêm yêu và trân trọng những nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

Mây cụm 22°

Mây cụm

Cảm giác như 22°.

Mặt trời mọc/lặn

06:13 17:13

Thấp/Cao

16°/25°

Độ ẩm

83%

Áp suất

762.06 mmhg

Tầm nhìn

6 km

Gió

7.42 km/h

Điểm ngưng

19 °

UV

0