Hằng ngày mặt trời mọc ở hướng nào?
Nội dung chính
Mặt trời mọc hướng nào? Lặn hướng nào? Chắc có lẽ khi nghe những câu hỏi này sẽ có một vài người chưa biết chính xác câu trả lời là thế nào. Vậy thì thông qua bài viết của trang web dự báo thời tiết việt nam sẽ giải đáp hết thắc mắc và cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho các bạn nhé!
Cách xác định hướng Đông – Tây – Nam – Bắc
Xác định mặt trời mọc hướng nào là ý nghĩa vô cùng quan trọng. để tìm hiểu mặt trời mọc hướng nào? Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ cụ thể phương hướng cơ bản như sau:
- 4 hướng chính mà ai cũng biết: Đông – Tây – Nam – Bắc
- 4 hướng phụ tiếp theo: Đông Bắc – Đông Nam – Tây Bắc – Tây Nam
- 8 hướng chi tiết là: Đông Đông Nam – Nam Đông Nam – Nam Tây Nam – Tây Tây Nam – Tây Tây Bắc - Bắc Tây Bắc – Bắc Đông Bắc – Đông Đông Bắc.
Ngoài ra, theo hướng quan niệm phong thủy, người ta chia ra làm Đông tứ trạch: phía Bắc; Đông và Nam; đông nam và Tây tứ trạch: hướng Tây; Tây Nam; Tây Bắc và Đông Bắc. Tùy vào từng người sẽ có mệnh riêng với phương hướng trên. Theo quan niệm người xưa, phương hướng sẽ ảnh hưởng đến công việc hoặc cuộc sống của người đó, vì vậy cần chọn đúng phương hướng để gặp nhiều may mắn và tài lộc. Nếu ngược lại, chúng ta sẽ nhận là những điều xui rủi, không mấy may mắn.
Các phương hướng của mặt trời mọc
Nguyên lý hoạt động của mặt trời
Chúng ta đều biết rằng Trái Đất tự quay quanh trục và quay xung quanh Mặt Trời theo hình dạng elip. Mặt Trời hay Trái Đất không thể tự ý di chuyển vị trí cố định của nó và cũng không thể nào di chuyển lệch khỏi quỹ đạo. Do đó, hiện tượng mặt trời mọc hướng nào lặn hướng nào bắt nguồn từ chính sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất từ tây sang đông theo trục góc nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo.
Giải đáp cho thắc mắc “Mặt trời mọc hướng nào?” Trên thực tế, mặt nào của Trái Đất hướng về phía mặt trời sẽ là ban ngày, mặt còn lại sẽ là ban đêm. Dựa theo quy luật đó mà người ta chỉ ra rằng mặt trời mọc phía Đông và lặn ở phía Tây, nhưng điều này chỉ đúng vào 2 ngày Xuân Phân (21-22/03) và Thu Phân (23-24/09).
Vào các thời điểm khác, nó lại di chuyển theo quỹ đạo khác nên có sự chênh lệch khác nhau. Cụ thể, trong ngày Hạ chí (21-22/06), mặt trời mọc theo hướng đông bắc và lặn về phía tây. Còn vào ngày Đông chí (21-22/12) mặt trời mọc chính xác theo phía Đông Nam và lặn hướng Tây Nam.
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng mặt trời mọc và mặt trời lặn
Các nhà thiên văn học cho rằng, Trái Đất chúng ta
không ngừng tự quay quanh trục của chính nó với tốc độ khoảng 1670 km/giờ. Như thông tin phía trên đã viết, hướng quay của Trái Đất là từ tây sang đông, tuy nhiên, hầu hết con người chúng ta đều không cảm nhận được Trái Đất đang quay vòng. Ngoài ra, trên bầu trời có các thiên thể hầu như di chuyển từ Đông sang Tây - ngược hướng so với chiều Trái Đất. Và điều tất nhiên là mặt trời cũng như thế, do sự tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên ta thấy mặt trời mọc hướng Đông và lặn hướng Tây – được gọi là “chuyển động biểu kiến một ngày” của Mặt Trời.
Bạn có thắc mắc rằng “có phải mặt trời luôn mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây ở mọi hành tinh hay không?” Và câu trả lời để giải đáp ẩn khúc này là không, vì trong hệ mặt trời có một hành tinh quay quanh trục theo hướng ngược với chúng ta đó là sao Kim (Venus). Điều này nghe thật xa lạ nhưng có một hành tinh điều này nghe thật xa lạ phải không nhưng nó có thật đấy! Hành tinh này luôn xoay quanh trục thep hướng Đông sang Tây, hay còn gọi là sự nghịch hành. Vì lí do đó mà khi ở hành tinh này chúng ta sẽ thấy mặt trời mọc ở phía tây và lặn ở hướng đông, rất bất ngờ đúng không nào. Nhưng khi nói về sống sốt tại đây, thì là một điều khó không thể nghĩ tới khi áp suấ khí quyển rất lớn và nồng độ CO2 dày đặc do hiệu ứng nhà kính gây ra; chưa kể là nhiệt độ ở sao Kim luôn duy trì ở mức hơn 400°C khiến cho mọi sinh vật và con người không thể nào tồn tại.
Xem thêm: Bình minh là gì? Điểm khác nhau giữa bình minh và hoàng hôn
Mặt trời mọc ở hướng đông
Các phương pháp xác định hướng nhờ quy luật mặt trời mọc hướng nào
Dựa vào ánh sáng mặt trời chiếu đến Trái Đất mà các nhà khoa học có thể dễ dàng xác định được thời gian và phương hướng. Tùy vào từng thời điểm trong năm mà mặt trời sẽ mọc ở các vị trí khác nhau, nhiều người thường áp dụng lý thuyết về phương hướng khi đi đến vùng đất lạ mà trong tay không có la bàn hay các thiết bị hiện đại. Sau đây là những cách để bạn có thể dễ dàng xác định chính xác các phương hướng của mặt trời.
Phương pháp Owen Doff
Trên đây là một phát hiện bất ngờ của phi công người Anh tên Owen Doff, rất đơn giản chỉ cần một cây gậy thẳng có thể dễ dàng xác định đúng phương hướng
Khi trong tay không có la bàn, đây là cách mà rất nhiều người yêu thích sử dụng. Lấy một cây gậy thẳng đặt vuông góc xuống đất, đỉnh bóng lúc ban đầu gọi là T. Sau 15 phút, bóng cây gậy sẽ đổi sang vị trí mới, đỉnh bóng lúc này gọi là Đ. T tương ứng với phía Tây còn Đ chỉ phía Đông. Nối 2 điểm T và Đ lại với nhau chúng ta được một đường thẳng hướng Đông Tây.
Sơ đồ di chuyển của mặt trời
Phương pháp xác định qua đặc điểm thực vật
Mặt trời mọc hướng nào một phần có ảnh hưởng trực tiếp đến thế giới thực vật. Do vậy, chúng có vài đặc trưng mang dấu hiệu phương hướng để chúng ta có thể nhận biết một cách nhanh chóng hơn như
- Măng tre, chuối con sẽ mọc trước ở hướng đông nên to hơn; còn những mầm mọc muộn thì lại nhỏ hơn mọc ở nhiều hướng khác.
- Lỗ của tổ ong, tổ chim trên cây chỉ hướng đông nam
- Loài hoa Hướng Dương luôn quay mặt về phía đông (hướng của Mặt Trời mọc)
- Tổ kiến: được che đắp nhiều lá theo hướng Bắc, điều này chỉ đúng khi tổ nó trên cây hay dưới đất
- Các thân cây cao to trong rừng luôn ngả về hướng mặt trời mọc để đón ánh sáng
- Một gốc cây bị cưa ngang tự nhiên, nhìn vòng đời của vết cưa đó. Chỗ nào có các vồng tuổi dày hơn thì ở mặt đó đang hướng về phía Bắc.
Nhờ đặc tính vốn có của thực vật như thế ta vẫn có thể lần theo dấu của thực vật tìm thấy lối thoát ngay cả khi bị lạc. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn phần nào cung cấp thêm thông tin và hiểu rõ hơn về các hướng nơi mặt trời mọc và lặn hướng nào.