Viếng Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Kinh nghiệm cần biết để du lịch Hà Nội ý nghĩa

Chắc hẳn rằng, với mỗi người dân Việt Nam, dù bạn đang sống ở thế hệ nào, một lần đặt chân đến viếng Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh đều trở thành mong muốn của tất cả chúng ta.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, công trình văn hóa với ý nghĩa chính trị sâu sắc mãi là không gian thiêng liêng, góp phần bồi đắp và nuôi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, là nơi hội tụ niềm tin, tình cảm của các thế hệ nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Cùng tìm hiểu về Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh ở bài viết dưới đây.

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh nằm ở đâu?

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi hội tụ tình cảm, niềm tin của dân tộc Việt Nam được đặt tại quảng trường Ba Đình ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây cũng là nơi mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

Địa chỉ: Số 2 đường Hùng Vương, phường Điện Bàn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh nằm ở đâu

Giờ mở cửa đón khách tại Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Quy định về thời gian viếng Lăng được niêm yết theo quy định như sau:

Mùa nóng (Từ 1/4 đến 31/10): Các ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, chủ nhật hàng tuần trong khung giờ 7h30 – 10h30

Mùa lạnh (Từ 1/11 – 31/3 năm sau): Thứ ba, thứ năm và thứ bảy, chủ nhật hàng tuần trong khung giờ 8h00 – 11h00

Thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày Lễ lớn của dân tộc, thời gian viếng sẽ được kéo dài thêm 30 phút.

Đặc biệt nếu các dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác 19/5, ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9, và ngày Mùng 1 Tết Nguyên Đán mỗi năm rơi vào Thứ Hai hoặc Thứ Sáu, thì Lăng vẫn sẽ mở cửa để đón du khách đến viếng. Vào khoảng tháng 10 và tháng 11 hàng năm, Lăng sẽ được đóng cửa để thực hiện công tác tu bổ định kỳ.

Nếu trong kế hoạch du lịch Hà Nội của bạn có lịch trình viếng Lăng Bác, hãy cân nhắc để sắp xếp thời gian hợp lý nhé. Đừng quên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết để có thể sắp xếp và lựa chọn lịch trình tham quan tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng khác mà không lo bị gián đoạn hay cản trở vì lý do thời tiết nhé.

Giá vé khi tham quan Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Công dân Việt Nam được miễn phí hoàn toàn vé tham quan.

Đối với các du khách là người nước ngoài, giá vé theo quy định chung được áp dụng là 25.000đ/người.

Giá vé khi tham quan Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Cách di chuyển từ trung tâm thành phố đến Lăng Bác

Quãng đường từ trung tâm của Hà Nội đến Lăng Bác trong khoảng 6km. Có nhiều hình thức di chuyển phổ biến để bạn lựa chọn như taxi, xe bus, xe ôm công nghệ hoặc các phương tiện cá nhân. Có thể bạn sẽ cần dựa theo tình hình Thời tiết Hà Nội để lựa chọn phương thức di chuyển hợp lý cho bản thân và những người đi cùng. Bạn biết đấy, Hà Nội thời gian gần đây nổi tiếng với đặc sản tắt đường, kẹt đường nhiều giờ liền. Di chuyển giữa tiết trời mưa ẩm giá lạnh hay cái nắng oai bức của tiết trời Hà Nội hẳn không phải là trải nghiệm dễ chịu với nhiều người

Tuyến đường nhanh nhất đến với Lăng bác sẽ được xuất phát từ cầu vượt Ngã tư sở, sau đó rẽ vào Đường Láng. Tiếp tục đi dọc theo cung đường Yên Lãng - Hoàng Cầu và Hào Nam - Giảng Võ - Nguyễn Thái Học. Điểm đích sẽ nằm tại số 2 đường Hùng Vương cũng chính là vị trí của Lăng Bác.

Cách di chuyển từ trung tâm thành phố đến Lăng Bác

Hướng dẫn hình trình tham quan Lăng Bác

Quần thể Lăng Bác được thiết kế với cảnh quan và nhiều công trình ý nghĩa. Trong hành trình tham quan Lăng Bác, bạn còn được ghé thăm các hạng mục như hồ cá Bác Hồ, Phủ Chủ Tịch, Nhà Sàn Bác Hồ và một số công trình giá trị tinh thần khác

Hành trình của bạn tại Lăng Bác sẽ được bắt đầu từ cổng Lăng, Ban quản lý Lăng hướng dẫn bạn thực hiện xếp hàng theo thứ tự để vào trong Lăng. Khi vào bên trong sẽ có các biển chỉ dẫn chi tiết, lưu ý trong Lăng được quy định không chụp hình, không gây ồn ào và để điện thoại ở chế độ im lặng.

Điểm đến tiếp theo sau khi đã vào Lăng viếng Bác sẽ là Phủ Chủ Tịch và ao cá Bác Hồ. Khuôn viên Phủ Chủ Tịch rộng được bao phủ bởi rất nhiều cây xanh, ở đây có cả những gốc cổ thụ rất lớn và lâu năm. Đến với ao cá, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt những chú cá màu sắc đang bơi lội tung tăng. Hầu hết mọi người đến đây đều có cảm nhận chung với không gian thoáng đãng, dễ chịu.

Tiếp theo, trên hành trình tham quan Quần thể Lăng, Nhà Sàn Bác Hồ hiện ra giữa những tán cây rợp bóng mát. Nơi đây trưng bày những hiện vật lúc Bác còn sống, cả những đồ vật được sử dụng trong quá trình Bác làm Cách Mạng. Chúng ta nên xếp hàng theo thứ tự và không được sờ tay vào các hiện vật.

Tiếp sau khu nhà sàn là Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi cất giữ các hiện vật, tư liệu quý giá về cuộc đời của Bác. Phía cuối hành trình, ngôi chùa Một Cột nổi tiếng có từ thời Lý, được mệnh dang là đóa sen nghìn tuổi của thủ đô đang chờ đón bạn ghé thăm để tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của nó.  Chùa Một Cột đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập với kỷ lục là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất.

Hướng dẫn hình trình tham quan Lăng Bác

Chứng kiến nghi lễ thượng cờ và hạ cờ trang trọng tại Lăng

Khi đến Quảng trường Ba Đình, nhất định đừng bỏ lỡ nghi lễ thượng cờ và hạ cờ lúc 6h và 21h hàng ngày.

Lễ thượng cờ được thực hiện vào lúc 06h00 sáng mỗi ngày trước lăng Chủ tịch. Dẫn đầu đoàn là quân kỳ Quyết thắng xuất phát với điểm khởi hành từ phía sau Lăng. Phía ngay sau đó là đội tiêu binh với 34 người có ý nghĩa tượng trưng cho 34 chiến sĩ thuộc Đội Tuyên Truyền Giải Phóng Quân đầu tiên của Cách Mạng Việt Nam.

Khi đến dưới chân cột cờ, ba chiến sĩ trong đội hồng kỳ sẽ tiến lên để chuẩn bị các nghi thức. Lúc này, cửa lăng sẽ bắt đầu mở, khi có hiệu lệnh lá cờ sẽ được tung ra và kéo lên trên đỉnh cột cờ. Sau lễ thượng cờ, đội tiêu binh sẽ tiếp tục đi một vòng trước cửa lăng và kết thúc nghi lễ.

Lễ hạ cờ được diễn ra vào 21h00 hàng ngày, nghi thức cũng tương tự với lễ thượng cờ. Nghi lễ chào cờ được các chiến sĩ thực hiện trang trọng nhất, thiêng liêng nhất. Vào những ngày lễ đặc biệt như Quốc Khánh, sinh nhật Bác những nghi lễ này lại càng trở nên thiêng liêng hơn trong tâm tưởng của người dân Việt Nam.

Kiến thức cần biết để chuyến thăm Lăng Bác thêm phần ý nghĩa

Lịch sử hình thành Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Theo di nguyện của Bác Hồ, Người muốn được hỏa táng sau khi mình ra đi và đặt tro tại 3 miền của đất nước. Tuy nhiển, thể theo nguyện vọng của Đảng và nhân dân thời điểm ấy, Chính phủ đã có quyết định sẽ giữ gìn nguyên vẹn thi hài của Bác và đặt trong Lăng để người dân có thể đến tưởng niệm và viếng thăm.

Quá trình thiết kế và xây dựng Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được tiến hành rất kỹ lưỡng, khoa học, dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô cũng như toàn Đảng, Bộ Chính Trị, Trung Ương, các kỹ sư và nhân dân cả nước ta.

Tháng 1/1970, Chính phủ Liên Xô và Việt Nam họp bàn để đi đến thống nhất phương án thiết kế và kỹ thuật xây dựng Lăng.

Tháng 10/1970, phương án thiết kế của Lăng Chủ Tịch được Bộ Chính trị, Trung ương Đảng thông qua dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Liên Xô.

Tháng 2/1972, Thủ tướng Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng công trình.

Ngày 2/9/1973, lễ khởi công xây dựng Lăng chính thức được diễn ra.

Ngày 19/5/1975, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức được khánh thành.

Bằng tất cả tấm lòng kính yêu vô vàn và lòng biết ơn sâu sắc đối với Bác Hồ, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh không những trở thành biểu tượng văn hóa lịch sử của dân tộc mà còn trở thành nơi hội tụ tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với nền cách mạng Việt Nam. Ngày nay, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh thu hút đông đảo du khách đến tham quan, là một trong nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội

Lịch sử hình thành Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Kiến Trúc thiết kế Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Kiến trúc tổng thể Lăng được xây dựng theo một khối vuông kiên cố, gồm 3 lớp với chiều cao 21,6m và chiều rộng là 41,2m. Kết cấu Lăng có thể chống lũ lụt, bom đạn và chịu được các cơn động đất có cường đọ 7 richter.

Lăng được ốp đá granite xám với phần mặt ngoài, bao bọc xung quanh là những hàng cột bằng đá hoa cương. Trên đỉnh lăng nổi bật với dòng chữ CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH bằng đá ngọc màu đỏ thẫm.

Dòng chữ "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" và chữ ký dát vàng của Bác xuất hiện trên phông nền màu đỏ hồng của đá hóa cương ngay tiền sảnh. Trước cửa Lăng luôn thường trực 2 người lính đứng gác, đổi gác mỗi lần sau 1 giờ

Toàn bộ 200 bộ cửa trong Lăng đã được làm từ các loại gỗ quý thu thập mọi miền đất nước.

Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trong hòm kính, bên trên một chiếc giường được đặt trên bệ đá. Ngay trong phòng đặt thi hài ốp đá cẩm thạch ngay chính giữa Lăng. Trong những dịp tổ chức cho người dân viếng lăng, sẽ có 4 cận vệ Lăng thuộc Đội Cảnh vệ đặc biệt (CVĐB), Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện đứng gác.

Cảnh quan thiên nhiên được bao phủ bởi hơn 250 loài thực vật xung quanh Lăng tạo nên không gian xanh mát, hài hòa, bình yên. Mỗi loại thực vật được trồng ở đây đều mang theo ý nghĩa rất đặc biệt.

Khách sạn Hà Nội giá tốt gần Lăng Bác

Xung quanh khu vực Lăng Bác, ngay trên khu vực quận Hoàn Kiếm và quận Ba Đình, có khá nhiều địa điểm lưu trú với dịch vụ tốt, sang trọng và các mức giá hợp lý cho bạn lựa chọn.

Acoustic Hotel & Spa

Địa chỉ: Số 39 đường Thợ Nhuộm, phường Cửa Nam, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Giá phòng : từ 642.000đ/đêm

Soleil Boutique Hotel

Địa chỉ: Số 211 đường Hàng Bông, phường Hàng Bông, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Giá phòng: 883.000đ/đêm

Aira Boutique Hanoi Hotel & Spa

Địa chỉ: Số 38A đường Trần Phú, phường Điện Bàn, Ba Đình, thành phố Hà Nội

Giá phòng: 1.504.000/đêm

Hanoi Le Jardin Hotel & Spa

Địa chỉ: Số 46A đường Nguyễn Trường Tộ, phường Trúc Bạch, Ba Đình, thành phố Hà Nội

Giá tham khảo: 1.522.000đ/đêm

Du lịch Hà Nội ăn gì?

Gần ngay bên cạnh quần thể lăng Bác không thiếu những địa chỉ ăn uống từ sang trọng đến bình dân để bạn có thể thưởng thức ẩm thực đất Bắc Hà Nội trứ danh lẫn ẩm thực quốc tế được lòng dân Việt.

Nhà Hàng Old Hanoi

Địa chỉ: Số 18 đường Tôn Thất Thiệp, phường Điện Bàn, Ba Đình, thành phố Hà Nội

Giá menu: từ 60.000đ/món

Quán Phở Bò Gốc Gạo

Địa chỉ: Số 158 đường Ngọc Hà, phường Ngọc Hà, Ba Đình, thành phố Hà Nội

Giá menu: từ 20.000đ/món

Nhà Hàng Lẩu Nấm Ashima

Địa chỉ: Số 60 đường Giang Văn Minh, phường Đội Cấn, Ba Đình, thành phố Hà Nội

Giá menu: từ 49.000đ/món

Nhà Hàng Nhật Bản Ren

Địa chỉ: Số 8A đường Hàng Cháo, phường Cát Linh, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Giá menu: từ 70.000đ/món

Nhà Hàng Xôi Sen Minh Long

Địa chỉ: Số 188 đường Quán Thánh, phường Quán Thánh, Ba Đình, thành phố Hà Nội

Giá menu: từ 30.000đ/món

Kinh nghiệm cần lưu ý khi đến viếng Lăng Bác

Nên sử dụng trang phục nghiêm túc, lịch sự, nếu vi phạm các quy định về trang phục như quần không dài qua đầu gối và mặc quần áo ngắn hay quần áo nhìn phản cảm, đội Bảo vệ sẽ không cho bạn vào viếng Lăng

Đi nhẹ, nói khẽ, cư xử văn minh không gây mất trật tự, làm ồn mọi người xung quanh và xếp hàng theo thứ tự khi vào Lăng. Với các trường hợp đặc biệt, bạn cần xin giấy phép đặc cách từ Bộ Tư lệnh lăng trước ngày đi 2 – 3 ngày để không cần thực hiện việc xếp hàng khi vào viếng Lăng.

Lăng Bác có quy định không cho trẻ em dưới 3 tuổi vào bên trong lăng. Bạn cần sắp xếp người trông giữ trẻ để có thể vào viếng Lăng.

Gửi hành lý theo đúng quy định trước khi vào Lăng, lưu ý các đồ điện tử, đồ trang sức, đồ kim loại và đồ ăn sẽ không được gửi .

Không chụp ảnh ở các khu vực đặt biển cấm, đặc biệt là không gian bên trong Lăng Bác

Trên đây bài viết đã chia sẻ với các bạn những thông tin và kiến thức cần thiết khi vào viếng Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Dẫu qua bao thăng trầm của thời gian, Lăng Bác vẫn uy nghi và sừng sững giữa quảng trường Ba Đình Lịch Sử. Như hình ảnh Bác vẫn luôn còn mãi với đất nước, với tấm lòng của người dân Việt Nam. Sẽ thật tiếc nuối, nếu trong các dịp ghé thăm thủ đô văn hiến của chúng ta, bạn lại có thể bỏ lỡ với công trình kiến trúc đầy ý nghĩa này. Hẹn gặp nhau tại Lăng Bác nhé!

Bầu trời quang đãng 25°

Bầu trời quang đãng

Cảm giác như 25°.

Mặt trời mọc/lặn

06:11 17:14

Thấp/Cao

21°/28°

Độ ẩm

50%

Áp suất

763.56 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

12.96 km/h

Điểm ngưng

14 °

UV

6.47