Rác thải nhựa: "Tiện tay một phút, hủy hoại cả môi trường sống"

Rác thải nhựa đang là một trong những vấn nạn về ô nhiễm môi trường hàng đầu hiện nay. Những con số đáng báo động về tình trạng rác thải từ nhựa hiện nay ngoài môi trường cho thấy đây thực sự là một vấn đề cần được quan tâm và xử lý. Vậy rác thải nhựa là gì? Biện pháp nào hạn chế tình trạng này? Để giải đáp các thắc mắc này, hãy cùng trang dự báo thời tiết Việt Nam tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Rác thải nhựa là gì?

Rác thải nhựa

Đống rác thải từ nhựa khổng lồ

Rác thải nhựa là cụm từ chỉ những sản phẩm nhựa sau khi sử dụng sẽ được thải ra môi trường như: bao nilon, chai nhựa, ống hút nhựa hoặc các loại chất dẻo tổng hợp... đặc điểm của loại rác thải này là thời gian phân hủy rất lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn năm.

Hiện nay, rác thải từ nhựa đã gây nên tình trạng ô nhiễm nặng nề cho đất đai, nguồn nước và đại dương. Khảo sát cho thấy, mỗi năm có tới 1,5 - 9 triệu tấn rác thải từ nhựa thải ra biển gây lên tình trạng ô nhiễm môi trường biển cực kỳ nghiêm trọng.

Những con số báo động về thực trạng ô nhiễm môi trường của rác thải nhựa

Thực trạng rác thải nhựa toàn cầu

tái chế rác thải nhựa

Thực trạng rác thải từ nhựa tại Trung Quốc

Theo thống kê, mỗi năm thế giới thải ra khoảng 300-400 triệu tấn rác thải từ nhựa. Nó gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số trên thế giới, một con số kinh khủng. Ngoài ra, theo báo cáo của chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc năm 2020, mỗi năm thế giới dùng khoảng 550 tỷ túi nhựa, trong có có hơn 45% nhựa được sản xuất dùng để đóng gói. Tính từ năm 1970 đến nay, lượng nhựa tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự báo còn tăng nhanh theo cấp số nhân.

Cũng theo thống kê, hiện nay thế giới đang phải đối mặt với 9,3 tỷ tấn rác thải từ nhựa tích tụ trên mặt đất. Do vậy, giới phân tích đã đánh giá "nếu nhịp độ sử dụng sản phẩm từ nhựa tiếp tục tăng như vậy thì sẽ có thêm khoản 35 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050. Và như vậy, sẽ có hơn 15 tỷ tấn rác thải nhựa bị chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống đại dương"

Hiện nay, Trung Quốc và Indonesia đang là 2 quốc gia xả rác thải từ nhựa nhiều nhất ra đại dương. Với khối lượng lần lượt là 9 triệu tấn và 3,2 triệu tấn mỗi năm, chiếm tới 1/3 tổng lượng rác thải từ nhựa ở ngoài đại dương.

Thực trạng rác thải từ nhựa ở Việt Nam

tác hại của rác thải nhựa

Thực trạng rác thải từ nhựa tại Việt Nam

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường 1,6  triệu tấn nhựa, trong đó có khoảng 720.000 tấn bị thả ra biển. Vì vậy, Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ tư trong danh sách những quốc gia xả rác nhiều nhất trên thế giới, một con số đáng báo động.

Bình quân hàng tháng, mỗi hộ gia đình ở Việt Nam dùng và thải ra 1kg túi nilon. Đặc biệt, tính riêng 2 trung tâm kinh tế lớn là TP Hà Nội và TP HCM mỗi ngày đã thải ra môi trường khoảng 70 tấn nhựa. Như vậy, nước ta cũng đang phải gồng mình để chống chịu với lượng rác thải khổng lồ này.

Có thể thấy, đây là một vấn đề rất đáng báo động vì nó sẽ mang lại rất nhiều nguy hại cho sức khỏe của con người.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa

rác thải nhựa là gì

Hậu quả của rác thải từ nhựa gây ra cho môi trường

Rác thải nhựa đang là một vấn đề mang tính toàn cầu bởi nó tác động xấu đến sức khỏe và cả môi trường sống của tất cả sinh vật.

Đối với con người

Rác thải từ nhựa có thời gian phân huỷ cực kỳ lâu và trong quá trình phân huỷ, chúng sẽ bị phân rã thành các mảnh nhựa nhỏ hơn.. 

Những hạt vi nhựa này sẽ đi vào nước, không khí, thức ăn…Khi đó con người tiếp xúc, ăn phải những mảnh vi nhựa này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, viêm phổi…

Ngoài ra, túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất nên khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước. Thậm chí khi đốt chúng sẽ tạo ra khí thải dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, khả năng miễn dịch,… Bên cạnh đó, dùng túi nilon đựng đồ ăn nóng sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể..

Đối với môi trường

Không thể phủ nhận độ tiện dụng mà đồ nhựa mang lại cho cuộc sống nên chúng hiện diện ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Từ những vật dụng nhỏ bé hàng ngày như: túi nilon, hộp đựng thực phẩm... Thế nhưng, đằng sau sự tiện dụng ấy là một mối nguy hại rất lớn cho thế giới loài người.

Do tính chất khó phân hủy nên khi được vào đất chúng vẫn tồn tại hàng trăm năm. Làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây ô nhiễm môi trường đất, làm đất thiếu dinh dưỡng  ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Đặc biệt, nếu xử lý rác thải nhựa không đúng quy trình. Ví dụ như đốt  không đúng cách còn là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí, tạo ra hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ozon…

Đối với sinh vật biển

Việc xả rác thải từ nhựa tràn lan trên biển đã gây ra hiện tượng "ô nhiễm trắng",  ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh vật biển như:

Có đến hơn 270 loài sinh vật biển ăn phải các mảnh rác thải nhựa trên biển, phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa.. Theo thống kê, bình quân trong mỗi con cá chứa khoảng 2.5 mảnh vi nhựa. Là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loài động vật. 

Việc sinh vật biển chứa nhiều mảnh vi nhựa của rác thải từ nhựa trôi nổi trên biển cũng là nguyên nhân gây phá huỷ, làm thay đổi cấu trúc, thành phần của hệ sinh thái biển.

Những biện pháp hạn chế rác thải nhựa

ô nhiễm rác thải nhựa là gì

Biện pháp hạn chế rác thải từ nhựa

Việc xử lý triệt để rác thải nhựa có lẽ là bài toán không có đáp án. Tuy nhiên, nếu mỗi cá nhân, tổ chức hiểu rõ tác hại mà rác thải từ nhựa mang lại và có ý thức hơn thì môi trường sống cũng sẽ dần được cải thiện. Sau đây là những biện pháp hạn chế  rác thải từ nhựa đơn giảm nhât.

Đối với cá nhân, gia đình

Tái sử dụng các loại chai lọ cũ

Sử dụng các dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, muỗng) bằng gỗ, sứ, thủy tinh

Sử dụng túi nilon khi cần thiết nhất

Bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi ra môi trường.

Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ hộp bằng nhựa một lần. 

Với các cấp chính quyền, doanh nghiệp

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại khi sử dụng túi nilon, đồ nhựa.

Vận động người dân “nói không với túi nhựa”, vứt rác đúng nơi quy định và chủ động phân loại rác ngay tại nhà.

Kết hợp với nhà máy xử lý chất thải tăng cường các hoạt động thúc đẩy ý thức người dân như: đổi rác nhựa lấy đồ dùng cá nhân để tiện thu gom, phân loại và tái chế rác thải nhựa.

Tăng thuế và cấp phép chặt chẽ với hệ thống kiểm soát việc sản xuất sản phẩm nhựa.

Lắp đặt  hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, đặc biệt là các xí nghiệp

>>>Xem thêm: Khám phá thời tiết đỉnh Fansipan, đỉnh núi cao nhất nước ta

Hy vọng, qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu được tác hại cũng như các biện pháp hạn chế rác thải nhựa để chung tay xây dựng một hành tinh Xanh - Sạch - Đẹp hơn. 

Bầu trời quang đãng 24°

Bầu trời quang đãng

Cảm giác như 24°.

Mặt trời mọc/lặn

06:11 17:14

Thấp/Cao

21°/28°

Độ ẩm

53%

Áp suất

764.31 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

16.67 km/h

Điểm ngưng

14 °

UV

5.84