Thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay ở nước ta

Biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Việt Nam là đất nước dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu , xếp thứ 6 trên toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp và không thể nào dự báo trước được điều gì gây ra tỷ lệ tử vong và những tổn thương rất lớn cho môi trường hệ sinh thái, cho các cơ sở hạ tầng như là trung tâm y tế, trường học… ảnh hưởng xấu đến sinh kế của nhóm dân số thành thị và nông thôn. Hãy cùng theo chân trang web Dự báo thời tiết Việt Nam để hiểu rõ về những ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu nhé!

Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển ở trong một giai đoạn dài tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biến đổi khí hậu có thể xảy ra trong một khu vực nhất định hay có thể ảnh hưởng đến toàn cầu. Trước đây, biến đổi khí hậu diễn ra do sự tác động của các điều kiện tự nhiên, tuy nhiên thời gian gần đây, hoạt động của con người làm tác động mạnh mẽ dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu

Nguyên nhân gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu?

Thực trạng biến đổi khí hậu có nguồn gốc từ 2 nhóm nguyên nhân là khách quan và chủ quan sau đây:

  • Các yếu tố khách quan bên trong:

+ Quỹ đạo Trái Đất:

  • Sự thay đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất làm thay đổi sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó phân bố trên toàn cầu. Đó đơn giản là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời trên một đơn vị diện tích trung bình hàng năm, nhưng nó lại gây biến đổi mạnh về phân bố các mùa và địa lý.

+ Hoạt động mặt trời:

Hoạt động của mặt trời cũng gây ảnh hưởng tới sự biến đổi khí hậu. Bắt đầu từ cuối kỷ băng hà, từ 20.000 đến 10.000 năm về trước, sự biến động của mặt trời làm khí hậu trở nên khắc nghiệt hơn như kỷ băng hà, hay ôn hòa. Theo nghiên cứu cho biết, năng lượng mặt trời tác động trực tiếp không phải là yếu tố quan trọng nhất mà mặt khác chính là những tác động gián tiếp do mặt trời gây ra đến hoàn lưu khí quyển.

+ Thay đổi ở đại dương:

Đại dương đóng vai trò quan trọng là tền tảng của hệ thống khí hậu. Các dao động như dao động thập kỷ Thái Bình Dương, EI Nino, dao động bắc Đại Tây Dương và dao động Bắc Cực diễn ra trong đại dương thể hiện khả năng dao động hậu hơn là thay đổi khí hậu.

+ Núi lửa:

Núi lửa là quá trình vận chuyển từ vỏ và lớp phủ của Trái Đất lên bề mặt của nó. Phần lớn các vụ phun trào xảy ra chỉ một vài lần trong hàng trăm triệu năm nhưng cũng có thể gây ra sự ấm lên toàn cầu và tuyệt chủng hàng loạt. Phun trào lớn ảnh hưởng đến khí hậu trên toàn thế giới và xuất hiện hiện tượng làm mát trong thời gian một vài năm.

+ Dịch chuyển của châu lục

Châu Á là một trong những vùng chịu sự tổn thương lớn nhất bởi sự biến đổi khí hậu và cũng là nơi gây tác động nhiều nhất vào sự nóng lên toàn cầu. Bên cạnh đó, các nước Châu Phi cũng đang chống chọi gay gắt với biến đổi khí hậu khi mức độ khí hậu ngày càng ảnh hưởng nặng nề. Nếu biến đổi khí hậu không được ngăn cản thì sẽ làm ảnh hưởng đường dịch chuyển của các châu lục trên toàn thế giới.

  • Các yếu tố chủ quan bên ngoài:      

Nguyên nhân chủ yếu làm biến đổi khí hậu trên Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động của con người làm tạo ra các chất thải khí, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như hệ sinh thái biển, sinh khối, rừng, ven bờ và đất liền khác. Và hơn thế, việc tăng khí CO2 do sản xuất nông nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước quá mức và các chất độc hại đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Hậu quả của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Xem thêm: Bão mặt trời bao giờ xảy ra?

Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu tại Việt Nam

  1. Tác động xấu đến hệ sinh thái

Theo các nhà khoa học đa nghiên cứu, khí hậu đang càng ngày càng trở nên nghiêm trọng phần lớn là do tác động của con người gây ra. Cuộc sống càng hiện đại, việc chạy đua thời đại số, công nghệ 4.0, con người đã biến hệ sinh thái sinh vật, động thực vật đa dạng, phong phú trở thành một thế giới mà nơi ở của chúng đang bị thu hẹp dần.

  1. Mực nước biển đang dâng lên
  • Khi nhiệt độ thay đổi tăng lên khiến mực nước biển dâng lên đáng báo động. Nước biển dâng khiến cho Đồng bằng sông Mekong – hay Đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại nặng nề cho vựa lúa, đe dọa an ninh lương thực không chỉ riêng Việt Nam mà còn cả cộng đồng quốc tế. Vì Việt Nam là một trong năm quốc gia sản xuất gạo lớn nhất đứng thứ hai thế giới.
  • Nhiệt độ khí hậu tăng làm cho các con sông, băng tuyết trên trái đất tan chảy và làm tăng lượng nước đổ vào biển và đại dương. Nước dâng cao làm bờ biển đang dần biến mất, gây cản trở đến nhiều khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo quốc hay các quốc gia nằm ven biển.
  1. Lũ lụt

Những cụm từ như “kỷ lục về cơn bão lớn tại Việt Nam”, “lũ lụt kỷ lục”, “nắng nóng đỉnh điểm” không còn quá đổi xa lạ trong giai đoạn biến đổi khí hậu nặng nề hiện nay. Năm 2017, được coi là năm kỷ lục thảm họa về thiên tai Việt Nam với hơn 16 cơn bão. Hay có năm xuất hiện tới 18,19 cơn bão giật cấp 10-11 và áp thấp nhiệt đới gây lũ lụt trên diện rộng.

Ảnh hưởng biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Ảnh hưởng biến đổi khí hậu tại Việt Nam

  1. Hạn hán
  • Ở một khía cạnh khác của biến đổi khí hậu, nhiều nơi tại Việt Nam đang chìm ngập trong lũ lụt thì ở một số nơi khác lại phải cam chịu những đợt hạn hán kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn nước cho sinh hoạt và tưới cây, gây sức ép nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều quốc gia đặc biệt là Việt Nam. Hơn nữa, nguồn lương thực càng ngày càng hiếm đi đe dọa đến cuộc sống của lượng lớn dân số đã đang và sẽ chịu cảnh đói khát.
  • Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp 4 lần so với những năm trước đây, và các nhà khoa học dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của hạn hán sẽ gấp 100 lần so với hiện tại.
  • Và hậu quả lớn không kém đó chính là đợt nóng đỉnh điểm gây cháy rừng làm mất đi vẻ đẹp và nơi ở vốn có của các loài động, thực vật.
  1. Dịch bệnh

Nhiệt độ càng tăng là thời điểm thích hợp để những con vi khuẩn sinh sôi nảy nở, có khả năng lây nhiễm cho con người, và từ đó làm bùng phát dịch bệnh. Đại dịch Sars-covi 2 là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, thế giới bắt buộc phải áp dụng chính sách giãn cách xã hội, mang khẩu trang, khử khuẩn, và hạn chế đi lại. Dịch bệnh đã làm mất mát biết bao nhiêu là tiền của thậm chí là cuộc sống của con người.

  1. Chiến tranh và xung đột

Dân số vẫn tiếp tục tăng nhưng lương thực thực phẩm thì ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất; có lẽ trong trường hợp xấu như thế này thì việc xung đột và chiến tranh giữa các nước và lãnh thổ là một điều không thể tránh khỏi. Do việc biến đổi khí hậu đã làm cuộc sống trở nên đảo loạn theo chiều hướng xấu đi, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

  1. Thiệt hại đến kinh tế và xã hội

Biến đổi khí hậu làm kéo theo biết bao nhiêu là thiệt hại về lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống y tế và sức khỏe cộng đồng. Người dân phải chịu cảnh giá cả nhảy vọt tăng đáng kể; chính phủ và doanh nghiệp đối mặt với việc giảm sút lợi nhuận từ các ngành công nghiệp và du lịch; nhu cầu về thực phẩm sạch an toàn là điều cấp bách cần được xử lí kịp thời.

Trên đây là bài viết về biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng nặng nề mà biến đổi khí hậu mang tới. Từ đó, con người có ý thức hơn với những hành động của chính mình, quyết định thực hiện như thế nào để bảo vệ bản thân, gia đình và mọi người xung quanh.

Bầu trời quang đãng 23°

Bầu trời quang đãng

Cảm giác như 23°.

Mặt trời mọc/lặn

06:11 17:14

Thấp/Cao

20°/28°

Độ ẩm

68%

Áp suất

764.31 mmhg

Tầm nhìn

10 km

Gió

3.71 km/h

Điểm ngưng

17 °

UV

0