Thủy Triều là gì? Hiện tượng thuỷ triều tác động thế nào đến Trái Đất?
Nội dung chính
Mặt biển hay mặt sông không phải lúc nào cũng phẳng lặng, dịu dàng. Đôi khi trong những khoảnh khắc, chúng sẽ nổi lên những đợt sóng cao lớn. Những đợt sóng đó có thể mang lại lợi ích nhưng cũng có thể mang lại những tai họa nghiêm trọng cho con người. Và hiện trượng đó được gọi là “thủy triều”. Và để giải đáp câu hỏi thủy triều là gì và hiện tượng như thế nào? Chúng ta cùng trang web dự báo thời tiết tìm hiểu bài viết sau nhé!
Thủy triều là gì?
Là hiện tượng con nước dân cao hay hạ xuống, kể cả nước sông hay nước biển trong thời gian thuộc sự chu kì biến đổi của thiên văn. Rõ hơn là thay đổi lực hút của trái đất và các thiên thể xung quanh và từ đó tạo nên thủ triều trên trái đất.
Thủy triều đỏ là gì?
Khi dòng nước sông hoặc nước biển không còn giữ được màu xanh nguyên vẹn như ban đầu mà chuyển sang màu đỏ hoặc cam, hồng hay xanh,… thì chính lúc đó đang xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ.
Thủy triều đỏ hay còn được gọi với tên gọi khác là “tảo nở hoa” nhằm chỉ sự bùng nổ về số lượng sinh sôi nảy nở nhiều của tảo. Tảo sinh sản nhanh với số lượng nhiều ở trong nước. Tảo tích tụ nhiều ở trong nước sẽ khiến nước chuyển sang màu đỏ, cam hoặc xanh.
Trong một số trường hợp, khi hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra sẽ làm chết các sinh vật ở dưới nước. Bởi vì trong một số loài tảo có thể sinh ra những loại độc tố, làm giảm đi lượng oxy. Hiện tượng thủy triều đỏ có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu như chúng gặp phải điều kiện thuận lợi như nhiệt độ tăng cao đột ngột. Hoặc sự trao đổi nước kém, điều kiện dinh dưỡng trong môi trường tăng đột biến.
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đó chính là do ô nhiễm môi trường nước. Lượng nước thải thải ra các dòng sông, biển đã làm tảo hấp thu nguồn dinh dưỡng, từ đó sinh sôi nảy nở không theo lập trình tế bào. Do đó, để hạn chế hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra, con người cần nắm được nguyên nhân từ đó đưa ra những cách khắc phục như kiểm soát nghiêm ngặt những nguồn chất thải, nhất là ở những vùng nuôi trồng thủy hải sản
Thủy triều đen là gì?
Nếu như hiện tượng thủy triều đó xuất hiện là do thiên nhiên mang đến thì thủy triều đen lại xảy ra chính do sự tác động trực tiếp của con người. Hiện tượng này bắt nguồn từ việc những con tàu chở dầu khổng lồ qua lại trên mặt biển. Những vụ tai nạn đắm tàu, chìm tàu chở dầu đã gây nên những đợt thủy triều này.
Thủy triều đen mang đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và sinh vật ở dưới nước. Khi lượng dầu tràn ra biển, nguồn nước sẽ bị nhiễm độc làm chết các sinh vật ở dưới nước, các bãi biển sẽ trở nên ô nhiễm. Nếu con người đánh bắt hải sản ở những khu vực này cũng rất nguy hiểm.
Những vụ tai nạn chở dầu xảy ra là điều đáng tiếc không ai mong muốn để gây nên hiện tượng thủy triều đen. Tuy nhiên, con người cũng cần khắc phục thực trạng vẫn thường xảy ra này. Cần ban hành nhiều chính sách nghiêm ngặt hơn về các quy định chở dầu trên biển. Việc chở dầu trong các khoang phải kiêng cố, chắc chắn để không xảy ra hiện tượng không mong muốn đối với sinh vật trên biển cũng như đối với con người.
Hiện tượng thủy triều
Ở trên chúng ta đã biết thủy triều là gì? bây giờ chúng ta sẽ nói rõ hơn đến hiện tượng thủy triều .Thủy triều là sự thay đổi mực nước tại các sông, biển… theo một chu kì thời gian theo sự biến chuyển của thiên văn.
Sự biến chuyển của thiên văn ở đây chính là sự thay đổi lực hấp dẫn của Mặt Trăng và từ các mọi vật trong thiên thể khác như Mặt Trời tại một điểm nào đó trên bề mặt Trái Đất, trong khi Trái Đất hàng ngày quay tròn vì vậy đã gây nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống), vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.
Đặc điểm của thủy triều là gì?
Con người có thể quan sát được trực tiếp đặc điểm của thủy triều. Thủy triều thường có bốn giai đoạn chính:
- Khi nước biển dâng lên nhanh trong vòng vài giờ làm ngập các vùng tiếp giáp giữa biển và đất liền là lúc triều lên được gọi là ngập triều, triều lưu hay con nước lớn.
- Khi nước rút xuống những vùng nó đã dâng lên trước lúc đó trong vài giờ là lúc triều xuống được gọi là triều rút hay còn gọi là con nước ròng.
- Thời điểm thủy triều lớn nhất, mực nước dâng lên cao nhất trước khi nó rút xuống thì gọi là triều cao hoặc triều cường.
- Cuối cùng, khi mực nước hạ đến mức thấp nhất thì gọi là triều thấp.
Thủy triều có hai dạng phổ biến nhất là nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều là hiện tượng 2 lần nước ròng gồm nước ròng cao và nước ròng thấp. Tương tự, bán nhật triều là hiện tượng nước dâng cao hai lần trong ngày, bao gồm mực nước lớn cao và mực nước lớn thấp, hai lần nước dâng có đỉnh không bằng nhau.
Thủy triều là một hiện tượng xảy ra trong tự nhiên đem lại vai trò to lớn đối với con người, nhất là trong kinh tế. Khi mực nước thủy triều dâng lên, những nơi mà nó đi qua sẽ làm cho vùng đất trở nên màu mỡ, tươi tốt. Người dân có thể tận dụng để trồng hoa màu thu lại năng suất cao. Đồng thời thủy triều dâng lên sẽ mang lại nguồn lợi thủy hải sản phong phú. Ngư dân có thể tận dụng cơ hội này để thu về nguồi lợi hải sản.
Tuy nhiên, song song với những mặt lợi của thủy triều là những mặt xấu cua hiện tượng này. Thủy triều cũng có thể gây ra những thiên tai như lũ lụt, đất ngập mặn, cản trở việc đánh bắt thủy hải sản,…
Con người đặc biệt là người dân phải biết thủy triều là gì? phải biết tận dụng những mặt tốt và hạn chế những mặt xấu của thủy triều. Một trong những biện pháp để đối phó với ảnh hưởng của thủy triều sớm nhất là chú ý theo dõi lịch của thủy triều thật tốt.
Vậy là chúng ta đã đi qua thủy triều là gì? và những loại thủy triều, hy vọng với bài này sẽ giúp ích cho bạn đọc
Có thể bạn quan tâm: Sương mù là gì? nguyên nhân hình thành sương mù